CHUYỆN CHIẾC LỌNG XƯA

Lọng được gọi là dù thần hay dù quan, hiểu nôm na là một cái dù to làm bằng tre dùng để che nắng, biểu trưng cho sự trang trọng của những người có địa vị trong xã hội. Thời xưa việc đi lại của vua quan đều sử dụng lọng còn thời nay, khi một thuở quân chủ vắng bóng, Lọng vẫn tồn tại thể hiện tính trang trọng , chỉnh chu trong lễ nghi của người sử dụng và biểu thị sự tôn kính đến với các giá trị tín ngưỡng tinh thần.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '"*...Lọng được gọi là dù thần hay dù quan, hiểu nôm na là một cái dù to làm bằng tre dùng để che nắng...'

Theo một số ghi chép lịch sử để lại, nghề làm Lọng xuất hiện từ thời kỳ Lê – Mạc và người được xem là ông tổ nghề là Lê Quang Hành. 

Nhắc đến lọng, người ta sẽ nghĩ ngay đến những “chiếc dù” màu tơ vàng thêu hoa văn truyền thống như một quy ước mang tính biểu tượng chung nhưng thực tế từ trước trước đến nay, mỗi chiếc lọng – tùy thuộc vào danh phận, chức tước hay nhu cầu sử dụng của người dùng mà Lọng cũng có sự thay đổi trong màu sắc, họa tiết.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '"Nhắc đến lọng, người ta sẽ nghĩ ngay đến những "chiếc dù" màu tơ vàng thêu hoa văn truyền thống như một quy ước mang tính biểu tượng chung nhưng thực tế từ trước trước đến nay, mỗi chiếc lọng tùy thuộc vào danh phận, chức tước hay nhu cầu sử dụng của người dùng mà Lọng cũng có sự thay đổi trong màu sắc, họa tiết."'

Tại triều đình, những chiếc lọng che màu vàng thường được thêu với hình ảnh của rồng và phụng. Các quan lại được phân chia thành các cấp bậc khác nhau, và số lượng và màu sắc của lọng được sắp xếp tương ứng. Ví dụ, vua thường sử dụng 4 chiếc lọng màu vàng, trong khi hoàng tử sử dụng 4 chiếc lọng màu đỏ hoặc tía. Các quan từ tuần phủ, đề phủ trở lên thường sử dụng 4 chiếc lọng màu xanh… Mỗi chiếc lọng còn có chất liệu và trang trí họa tiết khác nhau phù hợp với chức vị của người sử dụng.

 Ngày nay, màu sắc họa tiết trên Lọng đã được thay đổi ít nhiều tùy theo mục đích và nhu cầu của người sử dụng. Trong các buổi tiệc cưới dân gian, lọng thường được trang trí màu đỏ để tạo ra không khí vui tươi, tại các ngôi chùa, lọng thường được làm màu vàng, thậm chí trong lễ phục người Công giáo cũng sử dụng lọng, và thường sẽ có lọng màu trắng hoặc xanh.

Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và các tỉnh thành lân cận. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng để tôn lên vẻ trang trọng, uy nghiêm của buổi lễ. 

Nay còn bỏ ngõ….

Ở Huế, dường như nghề làm Lọng đã vắng bóng trong nhịp sống thời không, nơi duy nhất sản xuất ra hồn của lễ nghi là cơ sở của nghệ nhân Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1945, trú tại Phường Đúc, Thủy Xuân, TP Huế) 

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Huế, đường như nghề làm Lọng đã vắng bóng trong nhịp sống thời không, nơi duy uynhất nhất sản xuất ra hồn của lễ nghi là cơ sở của nghệ nhân Hoàng Ngọc Tuyên ဟဘာ'

Để tạo ra một chiếc lọng hoàn chỉnh, cần ít nhất mất nửa tháng. Tre được chặt thành các khúc với chiều dài 2m, rồi được sơ chế bằng cách ngâm trong nước và phơi khô. Sau đó, tre được chia nhỏ thành các nan và kết nối để tạo thành bộ khung cơ bản của lọng.

Để làm ra một chiếc Lọng không chỉ nằm ở vấn đề thời gian, công sức mà cả kĩ thuật bởi theo bác Tuyên, mỗi chiếc Lọng phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng của người thợ bởi lẽ một nan tre chứa đựng cả hồn Việt.

Có thể là hình ảnh về ‎1 người và ‎văn bản cho biết '‎صجر കക්ය "Để lắp ráp các nan tre thành bộ khung, cần sử dụng các chiếc gù làm từ gỗ mít, vì loại gỗ này dễ đục và bền. Mỗi chiếc gù gồm 34 thanh ngắn và 34 thanh dài, tạo ra một khung mềm mại và linh hoạt cho lọng."‎'‎‎

Để lắp ráp các nan tre thành bộ khung, cần sử dụng các chiếc gù làm từ gỗ mít, vì loại gỗ này dễ đục và bền. Mỗi chiếc gù gồm 34 thanh ngắn và 34 thanh dài, tạo ra một khung mềm mại và linh hoạt cho lọng.

Lọng thường được trang trí với nhiều màu sắc và hoa văn. Bên trong lọng, các nếp gấp của nan tre thường được đan với chỉ hoặc sợi len thành 5-6 tầng với 7 màu sắc khác nhau. Các thợ thủ công tài năng sẽ đan và kết hợp các tua rua để tạo ra những hình ảnh hấp dẫn, vừa phức tạp vừa trang trọng.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Lọng thường được trang trí với nhiều màu sắc và hoa văn. Bên trong lọng, các nếp gấp của nan tre thường được đan với chỉ hoặc sợi len thành 5-6 tầng với 7 màu sắc khác nhau...'

Ngày nay, Lọng vẫn được sử dụng rộng rãi trong các thể thức lễ nghi quan trọng của Huế, bên cạnh đó còn trở thành vật dụng trang trí tại các sự kiện, không gian truyền thống, điều này góp phần giữ gìn và phát huy hơn nữa nghề làm Lọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *