Tiểu sử

Vua Tự Đức là vị vua thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn, ông là người có thời gian trị vì lâu nhất trong các vua Nguyễn (1847- 1883). Ông là một vị vua, một nhà thơ hiền lành, hiếu thảo nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần yếu mềm và bi quan. Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm nên không có con. Vua Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le.

Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, ông cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “Người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!”

Công trình vạn niên cơ này được đặt tên là Khiêm Cung, sau khi vua Tự Đức băng hà thì được đổi thành Khiêm Lăng.

Không có mô tả ảnh.
Nếu đi từ cổng Vụ Khiêm vào, cảnh vật đặc sắc đầu tiên hiện lên trước mắt chúng ta bên phải đó là hồ Lưu Khiêm rộng lớn đầy thơ mộng với những lá sen lất phất trên mặt nước, cùng với đó là hòn giả sơn Tịnh Khiêm giữa hồ chứa những tảng đá ẩn hiện dưới bóng cây xanh rì. Bên kia hồ là Xung Khiêm Tạ, với hình dáng như một ngôi điện thu nhỏ là nơi ngày xưa vua thường ngắm, hóng mát làm thơ
Tiếp bước đến với trục chính của khu vực lăng, ta sẽ thấy Khiêm Cung Môn là môn lâu với ba cửa và 2 lầu xây trên một thế đất cao nhìn đối diện với hồ Lưu Khiêm và Dụ Khiêm Tạ phía dưới.
Không có mô tả ảnh.

Qua khỏi công trình này chính là Hòa Khiêm điện, đây là nơi thờ vua Tự Đức và Lệ Thiên Anh hoàng hậu. Hai bên là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu.

Ở đằng sau phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. 

Không có mô tả ảnh.
Phía trần của Minh Khiêm Đường còn có họa tiết miêu tả những vì sao tinh tú trên dải ngân hà.
Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, nơi thờ Hoàng Thái hậu Từ Dụ (mẹ của vua) Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi cất đồ ngự dụng.

Ngoài khu vực nghỉ ngơi, khu lăng của vua Tự Đức cũng mang một dáng vẻ nho nhã đặc trưng của vị vua thi sĩ.

Trở về lại Khiêm Cung Môn để đến bên bờ hồ Lưu Khiêm, men theo con đường bằng gạch Bát Tràng, chúng ta sẽ đến với khu vực lăng. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến rất nhiều phi tần nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, đế nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của mình trước lịch sử.
Không có mô tả ảnh.
Sau Bi Đình là 2 trụ biểu sừng sững cùng với hồ bán nguyệt trước lăng dẫn vào Bửu thành, nơi đặt mộ phần nhà vua.
Không có mô tả ảnh.
Cũng như các công trình khác ở Khiêm lăng, phần lăng của vua cũng được rợp bóng bởi bốn bề là hàng thông đầy uy nghi.
Khiêm Lăng, nơi an nghỉ của vua Tự Đức đã khắc họa lên phần nào nỗi niềm của ông trước thế sự khôn lường của đất nước, nó là bức tranh thiên nhiên do bàn tay tạo tác của con người vẽ nên. Nó cũng là lời tự sự của nhà vua qua “Khiêm Cung kí” để cho người đời sau cảm thông được phần nào về số phận vị vua có thời dài trị vì lâu nhất nhà Nguyễn này.

“Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên.”

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *