“Đem tôi về đất nước ta
Lạ lùng phong thổ, cậy thầy dưỡng nuôi.
Thở than kể hết mọi lời
Mới nên bốn tuổi, nỗi này gian nan.”

Trong cuộc đời của mỗi con người, đều trải qua sướng và khổ. Nhất là khi chúng ta nhắc đến một vị Hoàng tử hay Công chúa nào đó, chúng ta sẽ nghĩ ngay về một cuộc sống an nhàn, xa hoa. Thế nhưng, trong lịch sử, có một vị Hoàng tử đặc biệt, mà cuộc đời ông giống như một thước phim đầy bi ai.

Hôm nay, hãy cùng chúng mình ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về cuộc đời, số phận của vị Hoàng tử đó nhé!

Một ngày đẹp trời chúng tôi lại thong dong về ngoại ô thành phố Huế. Khi đến với thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thì chúng mình có dịp ghé thăm nơi yên nghỉ của một vị Hoàng tử trẻ tuổi – Hoàng tử Cảnh.

Hoàng tử Cảnh tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Cảnh, là con trai trưởng của vua Gia Long và mẹ là bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Ông sinh năm Canh Tý (1780) và mất năm Tân Dậu (1801), khi chỉ mới 21 tuổi. Ông là một người có tư chất, tài giỏi nhưng lại yểu mệnh, cuộc sống của ông chưa bao giờ là bình yên từ bé cho đến lúc ra đi.


Số phận lênh đênh của ông bắt đầu từ năm 4 tuổi (1783) khi ông vâng lệnh cha, theo chân Giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp để cầu viện với tư cách như là con tin. Mãi đến năm 9 tuổi mới được trở về nước (1789). Đến năm 1794, được lập làm Đông Cung Thái tử – người sẽ làm vua sau này; phong chức Nguyên Súy Quận Công, được ban Đông Cung Chi Ấn, dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn võ đại thần. Ông đã góp công không nhỏ giúp đỡ vua cha trong công cuộc đánh nhà Tây Sơn, khôi phục quyền lực, thống nhất giang sơn.

Số phận lênh đênh của ông bắt đầu từ năm 4 tuổi (1783) khi ông vâng lệnh cha, theo chân Giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp để cầu viện với tư cách như là con tin. Mãi đến năm 9 tuổi mới được trở về nước (1789). Đến năm 1794, được lập làm Đông Cung Thái tử – người sẽ làm vua sau này; phong chức Nguyên Súy Quận Công, được ban Đông Cung Chi Ấn, dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn võ đại thần. Ông đã góp công không nhỏ giúp đỡ vua cha trong công cuộc đánh nhà Tây Sơn, khôi phục quyền lực, thống nhất giang sơn.

Ở ngôi Đông Cung được 8 năm thì Nguyễn Phúc Cảnh mắc bệnh đậu mùa mà qua đời ở tuổi 21 (1801), khi mà chưa thể cùng vua cha hoàn thành xong mộng giang sơn. Ông được an táng ở Gia Định. Sau khi đã ổn định được đất nước, vua Gia Long cho đem về cải táng ở Dương Xuân (1809). Truy đặt tên thụy là Anh Duệ Hoàng Thái Tử (1805).


Ông bạc phước là thế, nhưng nào ngờ, hậu thế của ông cũng phải gánh chịu những tai họa không thể nào lường được. Ông ra đi để lại 1 vợ là bà Tống Thị Quyên, cùng 2 người con trai là Nguyễn Phúc Mỹ Đường (Nguyễn Phúc Đán) và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy (Nguyễn Phúc Kính). Năm Gia Long thứ 16 (1818) phong cho Mỹ Đường làm Ứng Hòa Công, Mỹ Thùy là Thái Bình Công.
Khi vua Minh Mạng ở đang tại ngôi, có người tố cáo Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống Thị Quyên. Vua sai người cho bắt Thị Quyên và dìm chết. Bắt Mỹ Đường giao ấn tín, bị giáng xuống làm thứ dân, con trai, con gái chỉ được chép phía sau sổ tôn thất.

Về phần Mỹ Thùy, năm Minh Mạng thứ 7 (1826), bị quân lính ở Dực Chấn kiện, sắp giao xuống cho đình thần nghị tội thì bệnh mà chết, không có con. Vua mới cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, phong làm Ứng Hòa Hầu, đích là để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng Thái Tử. Đến năm 1827 thì đổi phong làm Thái Bình Hầu.

Tuy Lệ Chung được giữ tước Thái Bình Hầu, lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng Thái Tử, nên được liệt vào gia phả; nhưng con của Lệ Chung đều phải giáng làm thứ dân, xóa tên ở sổ họ Tôn thất.

Mãi đến thời vua Tự Đức, mới chuẩn cho con cháu Mỹ Đường lại được liệt vào tôn phả.

Thế đấy, một kiếp người đầy bi ai của một vị Hoàng tử, một người mà đáng nhẽ ra mang số mệnh của một bậc quân vương. Nhưng từ nhỏ đã phải rời xa cha mẹ, bôn ba nơi xứ người; tuổi vừa tròn đôi mươi thì bạc mệnh mà ra đi, đến cả con cháu sau này cũng chịu bao uất ức, tủi nhục.
Giờ đây, nơi ông yên nghỉ hầu như chả mấy ai biết đến, khung cảnh cũng thật là đìu hiu, xót thương…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *