Vào những ngày giáp Tết rộn ràng như thế này, chắc hẳn từ các khu chợ, siêu thị cho tới các tiệm tạp hóa, đâu đâu cũng bày dọn ra hết thảy đủ loại bánh, kẹo Tết,… Và không thể không thiếu các loại mứt. Với nền ẩm thực phong phú và sức sáng tạo của mình, người Việt đã làm nên không biết bao nhiêu loại mứt, với đầy đủ màu sắc, hương vị khác nhau. Như mứt dừa, mứt hồng, mứt dâu,..

Giữa muôn vàn các loại mứt được bày bán, thì vào ngày Tết cổ truyền, không thể không thiếu mứt gừng. Nói riêng về mứt gừng, với mỗi vùng miền, mỗi địa phương trên cả nước sẽ có cách làm khác nhau, hay hương vị khác nhau. Và trong số đó, mứt gừng Huế vẫn là một thương hiệu rất đặc biệt, với hương vị khó nơi nào so sánh được.
“Kim Long có gái mỹ miều

Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi.”


Ngoài vẻ đẹp mỹ miều của mình, thì vùng đất Kim Long còn nổi tiếng với nghề làm mứt gừng thủ công của xứ Huế.Chỉ vừa đến nơi thôi, đã tràn ngập hương thơm cay nồng của gừng thoảng trong làng gió. Trong sân nhà, là không khí rộn ràng, tất bật của gia chủ đang làm tất cả các công đoạn để làm ra mứt gừng truyền thống.

Ban đầu vẫn là những củ gừng vàng tươi, chưa qua sơ chế. Sau đó được gọt vỏ và rửa sạch. Tiếp theo gừng sẽ được bào thành những lớp mỏng. Những lát gừng bây giờ sẽ có màu vàng tươi trông thật hấp dẫn.

Để những lát gừng bớt mủ, phải ngâm qua vài lần nước. Sau đó thì được đem luộc để gừng bớt đi vị cay. Công đoạn này phải mất đến 10 tiếng, là công đoạn ngốn nhiều thời gian nhất. Nhưng sẽ cho ra được những lát gừng thơm, mềm và có vị cay vừa đủ. Nhưng kì công, và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nhất vẫn là công đoạn rim mứt trên lửa. Phải làm sao để gừng được rim đều, đủ độ nồng và không bị dính nồi. Và đôi tay phải đảo liên tục cho đến khi mứt khô lại mới xong.

Cay nồng, lát gừng nhỏ và sẫm màu. Đó là đặc trưng của mứt gừng Huế.

Cuối cùng là đóng gói và cho ra thành phẩm. Là công việc xuyên suốt quanh năm, để đáp ứng nhu cầu thị trường, những người thợ làm mứt đã phải chuẩn bị một ngày làm việc tất bật từ sáng sớm cho đến tối muộn.
Và càng gần những ngày Tết, công việc lại càng tất bật hơn, những bếp lửa tưởng chừng như cứ cháy mãi ngày này qua ngày khác. Nhưng không vì thế, mà tắt đi những nụ cười trên môi người thợ làm mứt; những con người gìn giữ, phát triển một nghề thủ công truyền thống, một món ăn mang trong mình linh hồn ngày Tết Việt. Với họ, được gắn bó với nghề này, đã là họ đã sống với đam mê, là lẽ sống của họ rồi. Khi từ nhỏ, đã được gắn bó, tiếp xúc với những lát gừng, những bếp lửa,.. Tạo nên một sự gắn bó sâu sắc, một tình yêu lớn lao cho nghề này.
Còn với chúng ta, còn ngại gì không sắm sửa cho mâm cỗ Tết nhà mình một khay mứt gừng phải không nào? Vừa nồng vừa cay, nhấm nháp thêm ly trà vào ngày đầu năm mới, góp vui cho câu chuyện đầu xuân của chúng ta. Vừa góp phần gìn giữ một nét văn hóa đặc trưng, một món ăn truyền thống, Bên cạnh đó là lưu giữ chính cái hồn, cái hương vị của Tết cổ truyền Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *